Tính đến thời điểm hiện tại, nước ta đã có 23.665 nhà yến và không ngừng tăng số lượng trong tương lai, trong đó đa số là nhà yến được xây một cách tự phát, không đúng kỹ thuật. Dẫn đến tỉ lệ thành công của nhà yến giảm xuống, nhiều người nuôi chim yến rơi vào tình trạng gồng gánh tài chính cho căn nhà yến chậm chim, có dấu hiệu thất bại. Do đó, bà con cần phải lưu ý khi tự xây dựng nhà yến, vì sự biến động của các yếu tố tự nhiên, lượng bầy đàn giảm xuống đáng kể, việc dẫn dụ chim yến cũng trở nên rất khó khăn, đòi hỏi kỹ thuật có kinh nghiệm trong việc xây dựng và vận hành nhà yến.
Một nhà yến được gọi là thành công phụ thuộc vào các yếu tố cực kỳ quan trọng như chọn địa điểm vàng tại vùng nuôi chim yến có tiềm năng cho sự sinh trường và phát triển của chim yến, thiết kế hợp lý, chọn vật liệu kiên cố để xây nhà yến, xây thô đạt chuẩn, nền móng nhà bền vững lâu dài, sử dụng kỹ thuật dẫn dụ phù hợp cùng với chăm sóc định kỳ. Không thể phủ nhận, lợi nhuận từ từ dẫn dụ nuôi chim yến là rất lớn, do đó số lượng nhà yến ở nước ta ngày càng tăng nhanh khiến cho sức cạnh tranh cũng tăng đáng kể, một số vùng nuôi chim yến trước đây được coi là lý tưởng thì nay đã trở nên bão hòa. Tuy nhiên số lượng nhà yến tăng nhanh một cách tự phát, không theo một tiêu chuẩn kỹ thuật nào. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thất bại.
Theo Ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, qua các cuộc nghiên cứu, khảo sát trong nhiều năm qua cho thấy được tiềm năng và triển vọng phát triển ngành nghề dẫn dụ nuôi chim yến của nước ta tính đến thời điểm 2023 là rất lớn, đây cũng là ngành cho ra sản phẩm có giá trị kinh tế rất cao. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, nghề này đã phát triển nhanh với nhiều loại hình và quy mô khác nhau.
Hiện nay cả nước có 42/63 tỉnh, thành có hoạt động nuôi chim yến với 23.665 nhà yến. Con số này không ngừng tăng lên qua từng năm. Theo thống kê vùng có số lượng nhà yến tập trung nhiều nhất là Đồng bằng sông Cửu Long (nổi bật là Kiên Giang với hơn 3000 nhà yến), tiếp đến là Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung. Tổng sản lượng tổ yến của Việt Nam đạt khoảng 130-150 tấn/năm. Đặc biệt trong vài năm gần đây nhiều nhà yến đã xuất hiện ở khu vực Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Điều này khiến tổng số nhà yến cả nước tăng nhanh chóng.
Kỹ thuật xây dựng và vận hành nhà yến quyết định 90% khả năng thành công của một công trình, đảm bảo tạo ra một môi trường sống ổn định, yên tĩnh thì chim mới yên tâm ở lại làm tổ. Nếu như bạn là một nhà đầu tư mới chưa thật sự tự tin hoặc chưa tích được nhiều kiến thức và kinh nghiệm, cùng với số tiền bỏ ra để đầu tư là rất lớn.
Do đó giải pháp giúp bạn thành công trong nghề này là hợp tác cùng những chuyên gia có thâm niên và uy tín trong lĩnh vực này, họ sẽ đóng vai trò là tư tác viên đồng hành và hỗ trợ cũng như kịp thời xử lý những trục trặc, sự cố kỹ thuật trong thời gian dài.
Với mong muốn được đưa sản phẩm yến sào xuất khẩu ra thị trường quốc tế cũng như đưa ngành nghề dẫn dụ chim yến trở thành một ngành nghề kinh tế chính trong tương lai. Tám nhận hỗ trợ, tư vấn miễn phí về nghề dẫn dụ yến cho những bà con nào có nhu cầu tìm hiểu về nghề. Bà con liên hệ Tám trực tiếp qua số hotline 094 999 3939 để được hỗ trợ miễn phí nhé!!