Ngày đăng: 09:35 AM 10/08/2023 - Lượt xem: 308
Trước khi xây dựng căn nhà dẫn dụ nuôi chim yến, bà con cần phải tìm hiểu những tập tính cơ bản của chim yến và những kỹ thuật vận hành nhà yến đúng cách, đúng quy trình phát triển của loài chim yến trong suốt quá trình nuôi yến từ lúc ấp trứng đến khi chim trưởng thành. Qua khảo sát những căn nhà yến thất bại, Tám nhận thấy lượng chim yến non chết rất nhiều, bài viết dưới đây Tám sẽ chia sẻ để bà con có thể tìm hiểu rõ nguyên nhân và chúng tôi sẽ cung cấp những giải pháp tốt nhất cho bà con.
Nhờ nguồn thức ăn mà chim yến non được cung cấp chất dinh dưỡng và nuôi lớn. Bằng cách chim yến đực cái thay phiên nhau đi kiếm ăn và mớm mồi cho chim yến con. Nếu nguồn thức ăn không đủ cung cấp cho chim yến, chim yến non sẽ thiếuchất dinh dưỡng, chậm lớn, sức đề kháng yếu và có thể bị chết. Chim yến non sẽ xuất hiện sau 3 mùa sinh sản, cụ thể là:
- Cuối tháng 3 – tháng 4: đây là thời điểm có lượng chim non nhiều nhất, do những tháng này là mùa mưa nên nguồn thức ăn rất dồi dào cung cấp cho chim yến, chim yến không cần phải đi xa để kiếm mồi.
- Tháng 9 và tháng 11: thời điểm này số lượng chim non ít hơn, nguồn thức ăn cũng trở nên khan hiếm hơn, chim bố mẹ phải bay xa để kiếm thức ăn và tỉ lệ chim non bị chết do thiếu thức ăn khá nhiều. Trong đó, hiện tượng chim non chết rơi xuống sàn thường xảy ra ở cặp chim yến đực và cái có 2 con, chim con tranh giành nhau thức ăn khi diện tích tổ quá nhỏ.
Chim yến là loài chim khá nhạy cảm với nhiệt độ và thời tiết, yếu tố thời tiết cũng là yếu tố quan trọng để duy trì mức sinh sống của chim yến. Bên cạnh đó, chim yến thường sẽ phát triển tốt nhất trong môi trường có nhiệt độ từ 26 độ C – 28 độ C.
Nguyên nhân chim yến non chết nhiều cũng có thể do chịu ảnh hưởng từ nhiệt độ trong môi trường nuôi, hoặc nhiệt độ thời tiết bên ngoài, vào mùa mưa nhiệt độ giảm dưới 26 độ C và mưa kéo dài. Do chim yến non chưa hình thành bộ lông giữ nhiệt và thời gian giữ ấm của chim bố mẹ quá ít.
Tại miền Bắc nước ta, vào mùa đông, nhiệt độ hạ xuống quá thấp dẫn đến việc chim yến chết hàng loạt, một số ít còn lại sống sót nhờ di cư xuống miền Nam để sinh sống sau đó quay về vào tháng 4, tháng 5. Do đó, Tám nhận định rằng đây là vùng miền không phù hợp để nuôi chim yến.
Môi trường sống của nhà yến là một phần ảnh hưởng đến sự lựa chọn nơi sinh sống và trú ngụ lâu dài. Do đó, môi trường bên trong nhà yến phải được xây và vận hành đúng kỹ thuật và đảm bảo các yếu tố như "âm - ẩm - nhiệt - sáng - khí". Những nguyên nhân dẫn đến chim yến chết trong nhà yến như:
Nhà nuôi chim yến quá lâu năm, cũ, có dấu hiệu xuống cấp do không được chăm sóc và vệ sinh thường xuyên, lâu dài làm nơi trú ngụ của các loài thiên địch tấn công gây hại cho chim yến. Đồng thời hệ thống kỹ thuật vận hành không hiệu quả, thấm sàn độ ẩm thấp, độ thông thoáng kém,...
Kiểm soát nhiệt độ khu vực nuôi chim yến không tốt dẫn đến nhiệt độ xuống quá thấp hoăc ở mức quá cao. Tình trạng này kéo dài sẽ dây ra chim yến trưởng thành bỏ đi, chim yến non chết.
Nhiều người nuôi chim yến lầm tưởng rằng phân chim yến càng nhiều sẽ tạo mùi bầy đàn thu hút chim yến, tuy nhiên khi phân chim yến phân hủy quá nhiều sẽ sinh ra các khí độc NH3, H2S, NO2, NO, CO, CO2 gây nguy hiểm cho chim yến nhất là chim yến non.
Những loài thiên địch gây hại cho chim yến như: gián, kiến ,chim cú, rắn, rết,... hay là những kẻ trộm tổ yến, chim yến không còn nơi để ấp chim con cũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến chim yến chết non.
Bà con lưu ý có những loài thiên địch rất nhỏ cũng có thể gây ra mối đe dọa cho chim yến như: kiến, mối, nhện,… nếu không phát hiện kịp thời sẽ để lại mối nguy hại cho chim yến đang sinh sống trong nhà yến hoặc có thể chết hàng loạt, khiến nhà nuôi yến của bạn thất bại.
Bên cạnh đó, nếu bà con sử dụng những loại thuốc phun diệt thiên địch không đúng cách hoặc không rõ nguồn gốc, không khuyến nghị sử dụng từ các chuyên gia cũng sẽ để lại hậu quả cho chim yến non.
Khi xây dựng và vận hành căn nhà dẫn dụ nuôi chim yến, đòi hỏi bà con nuôi yến phải chăm sóc và kiểm tra thường xuyên, theo dõi nhà yến để kịp thời phát hiện những bất thường để có những giải pháp xử lý nhanh chóng như thiên địch, thiết bị hư hỏng, trục trặc, các yếu tố âm - ẩm - nhiệt - sáng -khí.
Bà con lưu ý, trong quá trình chăm sóc và kiểm tra cần phải cẩn trọng tránh sự xáo động cho môi trường sinh sống của yến, do chim yến rất nhạy cảm có thể khiến chim yến hoảng loạn. Bà con có thể sử dụng giải pháp lắp đặt camera quan sát là cách tối ưu nhất để theo dõi tình hình nhà yến dễ dàng hơn.
Chủ động các công tác vệ sinh nhà yến sạch sẽ, khử mùi và tạo mùi sinh cảnh đúng cách, không nên lạm dụng quá nhiều phân chim yến hay các dung dịch hóa học không được khuyến nghị sử dụng.
Đưa ra các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn thiên địch tấn công. Tạo nguồn thức ăn bổ sung chất dinh dưỡng cho chim yến để tránh những rủi ro do thiếu thức ăn, thiếu chất dinh dưỡng. Nắm được những kiến thức chăm sóc chim yến non để chim trong trường hợp chim bố mẹ không thể tự đi kiếm ăn được.
Hợp tác cùng tư tác viên chuyên nghiệp trong ngành nghề dẫn dụ nuôi chim yến, để có được những biện pháp xử lý kịp thời và nhanh chóng.
Với mong muốn được đưa sản phẩm yến sào xuất khẩu ra thị trường quốc tế cũng như đưa ngành nghề dẫn dụ chim yến trở thành một ngành nghề kinh tế chính trong tương lai. Tám nhận hỗ trợ, tư vấn miễn phí về nghề dẫn dụ yến cho những bà con nào có nhu cầu tìm hiểu về nghề. Bà con liên hệ Tám trực tiếp qua số hotline 094 999 3939 để được hỗ trợ miễn phí nhé!!