Ngày đăng: 09:14 AM 30/08/2023 - Lượt xem: 258
Trước khi xây dựng căn nhà dẫn dụ nuôi chim yến, đòi hỏi bà con phải có kiến thức về đời sống hoang dã của chim yến. Do đó, để nhà yến đạt hiệu quả cao bà con phải tạo ra một môi trường sống bên trong nhà yến gần giống với ngoài tự nhiên, ngoài các yếu tố "âm - ẩm - nhiệt -sáng - khí", diện tích nhà yến cũng là một trong những yếu tố quan trọng, xây dựng nhà yến với kích thước hợp lý sẽ giúp chim yến có không gian bay lượn. Vậy nên xây nhà yến với kích thước bao nhiêu thì đạt chuẩn, cùng Tám tìm hiểu nhé!
Qua 20 năm kinh nghiệm làm nghề nuôi chim yến, Tám nhận thấy rằng kích thước xây dựng nhà nuôi yến thành công cho năng xuất cao trung bình từ 10 – 20m, con số này tương đương mặt bằng khoảng 100 – 200m. Đối với các nhà yến có diện tích tối thiểu là 100m2, để chim yến được thoải mái bay lượn bà con nên phân tầng, thông suốt từ trên xuống dưới để tăng không gian cho yến sinh sống cũng như bay lượn.
Theo nghiên cứu, tập tính sinh sống và làm tổ ngoài tự nhiên của chim yến, chúng ưa thích làm tổ tại những hang động, vách đá, núi đá vôi có kích thước lớn. Với không gian trong hang động có kích thước khoảng 200m2, trung bình mỗi 1m2 chim yến sẽ làm tổ khoảng 54 tổ/năm. Nơi có kích thước từ 500m2 trở lên có thể có tới 160 tổ/m2. Hang động có kích thước nhỏ thường có rất ít chim yến tới xây tổ và sinh sống. Chính bởi vậy diện tích nhà càng lớn sẽ càng thu hút được nhiều chim yến đến làm tổ. Tuy nhiên khi áp dụng định lý này vào xây dựng nhà yến càng to đôi khi cũng sẽ không hiệu quả, tăng chi phí. Do đó Tám khuyên rằng bà con nên "ăn chắc mặc bền" đầu tư xây nhà yến nhỏ, lượng tổ thu về đã tương đối lớn. Nếu bà con có điều kiện, có thể phân chia tài chính thành 2, 3 căn nhà yến tùy vào nhu cầu và tài chính của bà con.
Diện tích chuồng cu (phòng làm tổ) sẽ phụ thuộc vào tổng diện tích của căn nhà, bà con có thể điều chỉnh kích thước sao cho phù hợp để đảm bảo cho sự phát triển của chim yến. Tuy nhiên, bà con cần lưu ý diện tích tối thiểu xây dựng chuồng cu với chiều dài, rộng là 4m x 4m. Bên cạnh đó bà con cũng cần hạn chế tối đa vật cản khả năng bay lượn của chim yến trong chuồng cu như thiết kế xây cầu thang phù hợp, thông tầng từ trên xuống dưới.
Nhà dẫn dụ nuôi chim yến đúng tiêu chuẩn bất kể là mô hình 1 trệt hay 1 trệt 1, 2 lầu cũng đều được xây dựng với nhiều phòng khác nhau. Trong đó có chuồng cu và buồng lượn cho chim yến. Chim yến ưa thích bay lượn (chỉ đậu khi nghỉ chân hoặc làm tổ), dựa vào yếu tố này chim yến cần khoảng không gian lớn, do đó 5mx5m là kích thước tối thiểu cho buồng lượn.
Nhằm tạo không gian thoáng mát và rộng lớn cho yến bay lượn. Chiều cao từ sàn đến trần nhà cũng là một yếu tố mà người nuôi cần quan tâm.
Nhà nuôi yến cao tầng, chính bởi vậy mà tại tầng cao lượng ánh nắng chiếu vào sẽ nhiều hơn. Nhiệt độ tại các tầng cao này thường nóng hơn và kéo dài hơn so với tầng trệt và tầng 1.
Bởi vậy, khi xây dựng nhà nuôi yến tại tầng trệt và tầng 1 các bà con nên cho độ cao 3m. Từ tầng 2 trở lên nên cho độ cao từ 3,5 – 3,7 m tăng khả năng thông thoáng cho khu vực nuôi chim yến.
Với mong muốn được đưa sản phẩm yến sào xuất khẩu ra thị trường quốc tế cũng như đưa ngành nghề dẫn dụ chim yến trở thành một ngành nghề kinh tế chính trong tương lai. Tám nhận hỗ trợ, tư vấn miễn phí về nghề dẫn dụ yến cho những bà con nào có nhu cầu tìm hiểu về nghề. Bà con liên hệ Tám trực tiếp qua số hotline 094 999 3939 để được hỗ trợ miễn phí nhé!